Câu chuyện xóa sổ bếp than tổ ong ở Hà Nội

Bếp than tổ ong là nguyên nhân gây ô nhiễm không  khí, là yếu tố tác động đến sức khỏe của con người, người dùng phải tiếp nhận lượng bụi mịn cao gấp 7 – 8 lần.

Miền Bắc phải hứng chịu các đợt không khí lạnh gây ra rét đậm rét hại trên phạm vi lớn. Không khí lạnh tràn về gây ảnh hưởng cho cả người và tài sản, nhất là các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi cũng bị tác động.

Một trong những cách người dân sử dụng nhiều nhất đó chính là sử dụng bếp than tổ ong, đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội. Thói quen sử dụng bếp than được hình thành cách đây hàng chục năm và duy trì đến tận ngày nay. Vậy vì sao người ta lại quyết liệt “khai tử” loại than này trong quá trình sinh hoạt, nhất là sưởi ấm vào mùa đông. 

Cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu về câu chuyện này!

Vì sao bếp than tổ ong gây ô nhiễm không khí?

Bếp than tổ ong là nguyên nhân gây ô nhiễm không  khí, là yếu tố tác động lớn đến sức khỏe của con người. Sở dĩ bếp than tổ ong được sử dụng rộng rãi là do giá thành thấp hơn các loại than khác, giá dao động từ 2 – 3 nghìn đồng/viên. Vì thế mà mỗi ngày có hộ gia đình dùng đến hàng chục viên than mỗi ngày là chuyện bình thường.

Cứ ngỡ bình thường nhưng đối với môi trường, than tổ ong là kẻ thù gây ô nhiễm nhiều nhất, đóng góp đáng kể vào tình trạng tồi tệ của ô nhiễm không khí cho Hà Nội trong thời gian vừa qua. Khi đốt than sẽ phát sinh nhiều khí độc hại như CO, NOx và bụi mịn PM2.5. Về lâu dài khi hít phải loại khí này sẽ gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tim mạch, tổn thương hệ thần kinh hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Không khó để nhận thấy, dọc các tuyến phố Hà Nội người ta chủ yếu dùng than tổ ong để đốt lò trong nấu ăn, đun nước của hàng quán bán trên vỉa hè, hộ kinh doanh, quán ăn cho người lao động, dân văn phòng.

Với những người lớn tuổi ở Hà Nội, họ vẫn không thể nào bỏ được thói quen dùng than tổ ong, điều vốn dĩ xã hội hiện đại không cho phép. Thế nhưng, xuất phát từ sự tiện dụng thì việc ngăn chặn bếp than tổ ong vẫn còn nhiều hạn chế vì thói quen sinh hoạt của người dân không thể thay đổi ngày một ngày hai.

Câu chuyện xóa sổ bếp than tổ ong ở Hà Nội
Câu chuyện xóa sổ bếp than tổ ong ở Hà Nội

Vì sao nên hạn chế dùng bếp than tổ ong?

Được biết, đối với người trực tiếp sử dụng bếp than tổ ong tiếp nhận lượng bụi mịn cao gấp 7 – 8 lần. Nguy hiểm nhất đối với hộ gia đình đốt than trong không gian kín. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì hít phải khí than quá nhiều vì thế mà nguy cơ rủi ro cho sức khỏe người đốt rất cao.

Mặc dù nhận thức rõ than tổ ong gây ô nhiễm không khí nhưng vì thói quen khó bỏ và lợi nhuận kinh tế mà nhiều người vẫn sử dụng bếp than để đun nấu mỗi ngày. Chưa kể đối với hộ gia đình có nguồn thu nhập thấp thì việc xóa bỏ bếp than tổ ong khá khó khăn vì không có đủ khả năng để mua bếp điện, bếp gas để sử dụng.

Thủ đô Hà Nội hiện đang xếp ở vị trí cao trong các thành phố trên thế giới bị ô nhiễm không khí. Bên cạnh chủ trương hạn chế phương tiện giao thông thì chính quyền địa phương quyết liệt xóa bỏ bếp than tổ ong hoàn toàn ra khỏi thành phố là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đến mức báo động.

Tuyệt đối không chống rét bằng than tổ ong

Nhiều bệnh viện tiếp nhận người bị ngộ độc khí than vì người dân sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Nhiều trường hợp dẫn đến hôn mê sâu hoặc tử vong. Và CO trong than là nguồn khí thải chính gây ra những hậu quả này.

CO là loại khí không màu, không mùi, khi hít phải CO quá nhiều chúng sẽ thấm nhanh vào máu, lấy hết oxy trong tế bào. Chính vì thế mà khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn hoặc đau ngực.

Đối tượng bị tác động nhiều nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính. 40% trong số bị ngạt CO thường giảm trí nhớ, giảm tập trung, đi đứng khó khăn, tay chân tê cứng hoặc liệt nửa người. Mặc dù thời tiết hiện nay khá lạnh, người dân tuyệt đối không đốt than, củi để sưởi ấm. Bởi lẽ trong môi trường thiếu oxy, khí CO hình thành càng nhiều.

Xem thêm về dịch vụ xử lý khí thải!