Vì sao nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn xả thải về các chỉ số: Photpho, Nito, BOD,…Bạn cần làm gì để khắc phục sự cố này cho hệ thống?
Để một hệ thống xử lý nước thải (XLNT) hoạt động ổn định đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau và phải được vận hành, bảo trì đúng cách. Nhưng khi hệ thống bị lỗi, hư hỏng, cần làm gì để khắc phục sự cố này?
- Nước thải sau xử lý không đạt
1. Nguyên nhân khiến nước thải sau xử lý không đạt chuẩn
Khi chất lượng nước thải đầu ra không đạt chuẩn quy định, bước quan trọng hàng đầu là cần khảo sát và tìm ra nguyên nhân. Việc phát hiện sự cố hay lỗi cụ thể giúp định hướng giải pháp sửa chữa, khắc phục đúng đắn và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước thải sau khi xử lý không đạt chuẩn.
1.1. Các thiết bị bị lỗi vì tích tụ nhiều chất rắn
Điều này thường xảy ra khi xử lý nước thải lò giết mổ rất dễ khiến thiết bị xử lý bị lỗi vì tích tụ nhiều chất rắn, lông và sợi. Lọc là bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình XLNT nào. Các bể lọc chất thải rắn không phân hủy sinh học và trôi nổi thường xuyên trong các công trình nước thải như giẻ lau, giấy, nhựa, thùng chứa.
Chỉ khi nào loại bỏ hết những vật liệu này thì hệ thống và thiết bị ở hạ nguồn không bị hư hỏng, hao mòn không cần thiết, tắc nghẽn đường ống và tích tụ nhiều chất không mong muốn làm cản trở quá trình xử lý. Quá trình lọc thường được phân thành lọc thô và lọc tinh.
1.2. Công nghệ không phù hợp, hệ thống bị quá tải.
Công nghệ xử lý không thích ứng với đặc điểm của nước thải là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước thải đầu ra không đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, nếu hệ thống bị vượt công suất xử lý cũng khiến nước sau xử lý không đạt chất lượng. Chẳng hạn như một nhà máy sản xuất lúc mới đi vào hoạt động có phát sinh nước thải và xây dựng hệ thống với công suất xử lý 1000m3 ngày. đêm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất, tăng quy mô xưởng lên gấp đôi, kéo theo lượng nước thải cũng tăng cao. Lúc này hệ thống xử trước kia đã bị quá tải, máy móc, thiết bị hoạt động quá công suất, dẫn đến chất lượng nước sau khi xử lý không an toàn cho nguồn tiếp nhận.
1.3. Các sự cố bùn vi sinh
Mật độ bùn trong các bể xử lý phản ánh hiệu quả xử lý của hệ thống. Thông thường, lỗi ở bể sinh học hoạt động kém, không xử lý triệt để chất thải ô nhiễm và chúng ta nhận định bề ngoài là chủ yếu do vi sinh vật hoạt động kém. Nhưng nguyên nhân chính lại là máy thổi khí hoạt động kém, không cung cấp đủ oxy để vi sinh vật sinh trưởng nên dẫn đến khả năng chuyển hóa các chất dần kém hơn. Trường hợp này, chúng ta nên lắp nhiều hoặc tổ hợp nhiều máy để hoạt động luân phiên, đảm bảo không bị gián đoạn.
2. Cách xử lý khi nước thải sau xử lý không đạt chuẩn
2.1. Nước thải sau xử lý không đạt chỉ tiêu nito
Để xác định vấn đề của bạn nằm ở đâu, bước đầu tiên là cần phải phân tích amoni, nitrit và nitrat. Thông thường bạn sẽ nhận thấy rằng, hệ thống có mức amoni và nitrat cao thường góp phần làm tăng TN cao.
2.2. Khi amoni cao
Việc loại bỏ amoniac vốn dĩ là quá trình xử lý nước thải hiếu khí nghiêm ngặt. Khi lượng amoniac quá cao, hệ thống cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các vấn đề quan trọng như:
- Quá trình nitrat hóa chỉ được thực hiện ở mức oxy hòa tan > 1 mg/L.
- Nitrat hóa đòi hỏi thời gian diễn ra lâu dài.
- Tỷ lệ thức ăn cho VSV thấp.
- Đòi hỏi nồng độ pH thích hợp (thường là môi trường kiềm).
2.3. Khi nitrat cao
Quá trình khử nitrat chủ yếu diễn ra nhờ vi khuẩn trong môi trường thiếu oxy. Để phát triển mạnh, vi khuẩn cần nhu cầu oxy sinh hóa BOD hòa tan lớn.
Nếu nồng độ nitrat trong nước thải đã qua xử lý cao, bạn cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây để giảm mức nitrat hiệu quả hơn:
- Nguồn cacbon đầy đủ. Vi khuẩn nitrat thường đòi hỏi lượng BOD hòa tan đáng kể (gấp 5 lần lượng nitrat bị khử) vì thế mà nhiều hệ thống gặp khó khăn trong việc cung cấp liên tục BOD.
- Nước thải không thể khử nito trừ khi nó được nitrat hóa.
- Phải đảm bảo bể thiếu khí có DO bằng 0. Nếu tỷ lệ này cao hơn 0 thì tỷ lệ hoàn trả MLR giảm.
2.4. Nước thải sau xử lý không đạt chỉ tiêu photpho
Xử lý photpho với mục tiêu để đạt giới hạn xả thải, giảm thiểu tổng lượng hóa chất sử dụng và giảm chi phí hoạt động. Để giảm tổng photpho, người ta thường định lượng hóa chất trước và sau giai đoạn kết tủa trong quy trình XLNT:
- Trước khi kết tủa: xác định lượng hóa chất trong quá trình xử lý sinh học, photpho được loại bỏ trong bể lắng sơ cấp.
- Sau khi kết tủa: photpho được loại bỏ trong bể lắng cuối cùng hoặc bộ lọc nước thải.
- Đồng thời, trước và sau kết tua cần sử dụng liều lượng hóa chất phù hợp nhằm tạo điều kiện lượng photpho trong nước thải thấp.
2.5. Nước thải sau xử lý không đạt chỉ tiêu BOD
BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để phân hủy sinh học chất hữu cơ trong nước thải. Khi mức BOD cao sẽ có sự suy giảm mức oxy hòa tan. Điều này do nhu cầu oxy của vi khuẩn cao và chúng lấy oxy hòa tan trong nước.
Mức DO đầu ra của nước thải cao có thể do quá trình xử lý không hoàn chỉnh, nồng độ oxy thấp, tảo phát triển cao và tích tụ nhiều bùn. Nếu không có chất thải hữu cơ sẽ không có nhiều vi khuẩn và do đó BOD sẽ thấp hơn và mức DO sẽ có xu hướng cao hơn.
3. Đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên khi đi vào vận hành thì gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và kết quả là chất lượng nước thải đầu ra không đạt chuẩn quy định. Với hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trong ngành xử lý nước thải và trải qua nhiều dự án xử lý nước thải, Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất cung cấp gói dịch vụ vận hành các loại hệ thống xử lý nước thải, cam kết chất lượng nước đầu ra.
Hợp Nhất sở hữu thế mạnh về xử lý nước thải với đội ngũ kỹ thuật vận hành giàu kinh nghiệm, đã và đang vận hành cho nhiều hệ thống lớn nhỏ khắp các tỉnh thành. Chúng tôi theo sát, hỗ trợ sát sao khách hàng và kịp thời xử lý các sự cố trong quá trình vận hành với chi phí hợp lý nhất để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng.
Bạn có đăng gặp khó khăn trong vận hành hệ thống xử lý nước thải? Liên hệ ngay công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!
4. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:
Tài liệu Bộ phận Công nghệ – Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
Tổng hợp.