Hệ thống RAS là sự kết hợp với công nghệ xử lý nước thải ngành thủy sản cho phép tái sử dụng nước đáng kể, mức độ kiểm soát tốt và có lợi ích kinh tế lớn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng bởi nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước không ngừng biến động. Thế nhưng, phương pháp nuôi trồng thủy sản lại có nguy cơ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh vì hàm lượng chất hữu cơ lớn.
Trong đó, quá trình nuôi tôm lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Đa phần người nuôi thường trộn kháng sinh vào thức ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà tôm nuôi lại giảm chất lượng không thể xuất khẩu được. Vì thế cần xử lý nước thải thủy sản vừa giảm thời gian xử lý môi trường vừa tăng năng suất và chất lượng tôm nuôi.
Ứng dụng công nghệ RAS để làm sạch nước thải
Sản lượng thủy sản 2020 tăng đến 65% và dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng đến 70%. Sản lượng thủy sản với tỷ trọng tăng dần qua các năm, đồng nghĩa với việc tình trạng ô nhiễm sẽ tăng lên. Ước tính, nuôi trồng thủy sản làm tăng hàm lượng nito, photpho và amoniac, ngoài ra còn có BOD, COD.
Với điều kiện này, hệ thống RAS được ứng dụng đối với bể có mật độ cao dựa trên nguyên tắc lọc và làm sạch nước giúp kiểm soát môi trường tối ưu. Phần nước sau lọc có thể được tái sử dụng được vì tích hợp hệ thống lọc cơ học – sinh học. Công nghệ này vừa giảm tiêu thụ nước, năng lượng, cải thiện và khả năng quản lý, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn.
Hiện đã có nhiều cơ sở ứng dụng RAS ở ĐBSCL với chi phí thấp và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Công nghệ hiện đang ứng dụng đối với trang trại nuôi cá, tôm bước đầu mang lại giá trị kinh tế lớn.
Hệ thống tuần hoàn RAS
Hệ thống RAS là sự kết hợp với công nghệ xử lý bổ sung cho phép tái sử dụng nước đáng kể. RAS có mức độ kiểm soát tốt hơn so với công nghệ khác vì mang lại hiệu quả sản xuất cao và lợi ích kinh tế lớn.
Điều kiện sử dụng hệ thống RAS
Ao nuôi ứng dụng RAS khi nguồn nước cung cấp bị hạn chế hoặc nguy cơ tiếp xúc với nguồn nước dễ gây ô nhiễm. Ngoài ra công suất xử lý cũng bị giới hạn khi muốn quản lý, kiểm soát chất lượng và nhiệt độ trong nước.
Khắc phục những vấn đề phức tạp về kỹ thuật, chi phí đầu tư và vận hành cao, hệ thống RAS tố ưu các biến động về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ xung quanh. Khi hệ thống được thiết kế tốt sẽ thu lại được nhiều lợi ích dẫn đến việc hạ thấp chi phí sản xuất.
Chức năng các công trình của hệ thống tuần hoàn
- Bể nuôi: chứa động vật thủy sinh được cung cấp đủ oxy để cải thiện quá trình phát triển, bể còn có chức năng khác là loại bỏ chất thải rắn, tạo dòng chảy và ổn định dòng nước.
- Hệ thống tách chất rắn: làm sạch nước bằng phương pháp lắng/lọc.
- Hệ thống khử trùng: tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn,…
Lợi ích của việc ứng dụng hệ thống RAS
Chất lượng nước được nâng cao nhờ việc ứng dụng quy trình xử lý bổ sung bằng cường độ lớn với tỷ lệ tuần hoàn cao. Tốc độ tuần hoàn đạt từ 95 – 99% tốc độ dòng chảy và đảm bảo duy trì nguồn nước chất lượng tối ưu.
Một trong những lợi thế lớn nhất của mô hình này là tái sử dụng nguồn nước cho nhiều ngành công nghiệp. Nhờ vậy mà cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản được nâng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững.
Hệ thống RAS tái sử dụng nước nhờ kết hợp với hệ thống xử lý nước thải toàn diện. Một loạt quy trình xử lý nước thải được ứng dụng như chất rắn, lọc sinh học, cân bằng khí, oxy hóa và khử trùng.
Công nghệ này có thể lọc được chất rắn trong bể nuôi ngăn ngừa tối đa việc chất thải rắn bị phân hủy trong nước. Hiệu quả giảm chất rắn đến 50% giúp giảm chi phí xử lý nhờ sự kết hợp của các thiết bị cơ học, với nhiều hệ thống lọc khác như vật liệu rỗng, lọc sinh học,… cùng sự phối hợp nhiều phần mềm quản lý, giám sát chất lượng nước tự động.
Và hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS là giải pháp công nghệ được nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Đây sẽ là công nghệ hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển quá trình nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu ích và rộng rãi hơn.
Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin!