Ứng dụng hệ thống hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời (SAS) xử lý nước thải cấp hai và cấp ba tiên tiến thông qua một loạt các bể nhờ sục khí chứa nhiều VSV hiếu khí và cộng đồng thực vật.
Với lợi thế về đường bờ biển dài, ngành nuôi trồng thủy sản nước ta không ngừng phát triển đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Phần nước thải sau mỗi giai đoạn chưa được xử lý đúng cách đã tác động lớn đến chất lượng môi trường. Các chủ đầu tư hiện đang lo nghĩ đến việc lựa chọn giải pháp xử lý nước thải thủy sản vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo nguồn nước sau xử lý được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.
1. Giải pháp nào để xử lý nước thải thủy sản?
Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở quy mô nhỏ lẻ là khá chật vật vì điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Do đó họ phải tính toán xem xét đến tất cả các yếu tố tác động mà chọn phương pháp XLNT vừa làm sạch nguồn nước hiệu quả vừa giảm chi phí đầu tư cho người nuôi tối ưu.
Điều đầu tiên quan trọng nhất để xây dựng hệ thống là phải xác định thành phần chất ô nhiễm. Vì điều này quyết định đến việc tính toán thông số kỹ thuật cho các công trình xử lý. Đa phần nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, BOD5, COD, chất dinh dưỡng, nito, photpho, vi khuẩn không được xử lý đúng cách rất dễ gây ô nhiễm môi trường.
2. Hệ thống XLNT năng lượng mặt trời SAS hoạt động như thế nào?
Để tiết kiệm năng lượng, người ta bắt đầu ứng dụng hệ thống hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời (SAS) xử lý nước thải cấp hai và cấp ba tiên tiến thông qua một loạt các bể nhờ sục khí chứa nhiều VSV hiếu khí và cộng đồng thực vật.
Hệ thống SAS tối ưu các quy trình lọc nước tự nhiên ở các vùng đất ngập nước. Nước thải được luân chuyển bên trong hệ thống kín thông qua loạt các bể trong suốt, mỗi bể sẽ có hệ sinh thái thủy sinh và đầm lầy riêng.
Trong quá trình xử lý, ánh sáng mặt trời, oxy, vi khuẩn, tảo kết hợp với nhau để làm sạch nước. SAS sử dụng sục khí và khuấy trộn trong bể để ngăn bùn lắng. Nhờ sục khí và tăng trưởng sinh học để các hợp chất hữu cơ phức tạp như chất béo, protein,… thành chất hòa tan đơn giản hơn, sinh khối, CO2 và nước.
Các sản phẩm phụ trở thành thức ăn cho các sinh vật bậc cao. Vi khuẩn nitrat hóa, tảo và thực vật chuyển hóa chất dinh dưỡng trong dòng thải. Còn amoniac được chuyển hóa thành nitrat nhờ tảo và thực vật bậc cao. Tiếp theo dòng thải chảy qua hàng loạt bộ lọc để loại bỏ chất rắn. Cuối cùng nước thải sẽ được khử trùng bằng tia cực tím để tạo ra nguồn nước sạch hơn.
Hệ thống này được được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt được dùng để xử lý nước thải dân dụng như trường học, khu du lịch, khách sạn,… với quy trình xử lý tạo ra nguồn nước chất lượng cao vừa tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.
3. Những lợi ích từ hệ thống SAS
Không giống như quy trình xử lý cơ học, hệ thống SAS khá phức tạp nhưng lại linh động trong việc xử lý nhiều nguồn thải, có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi chất lượng nước tốt hơn.
Việc xây dựng bằng vật liệu/thiết bị chất lượng cao với cấu trúc các thành phần nhẹ, bền và dễ lắp ráp giúp đơn giản hóa quá trình thi công hệ thống. Một lợi thế khác là hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời không chứa hóa chất và chống lại nhiều tác nhân khác nhờ hệ sinh thái thân thiện với môi trường, dễ tái tạo hơn.
Đây là hệ thống có tỷ lệ nước tái sử dụng và tái chế hiệu quả nhất. Với sự thích ứng nhanh với quần thể thực vật đa dạng mà hệ thống phù hợp với mọi địa điểm mà không làm phát sinh mùi hôi.
Song song, nhờ phát triển theo dạng modun mà có thể đáp ứng tối ưu nhu cầu cho nhiều Khách hàng. Các thiết bị của hệ thống dễ dàng được mở rộng để quản lý khi muốn tăng công suất hoặc muốn tạo ra nguồn thải sạch hơn.