SNAP là công nghệ gì? Vì sao được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải? Quy trình hoạt động và hiệu suất của SNAP thế nào?
Ứng dụng SNAP để xử lý nước thải chế biến thủy sản
Xử lý nước thải thủy sản nói chung và lĩnh vực chế biến thủy sản nói riêng không chỉ cần công nghệ sản xuất sạch, giảm thiểu ô nhiễm mà còn cần ứng dụng công nghệ xử lý nước thải đảm bảo loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm. Vì nước thải chế biến thủy sản chứa hàm lượng nito, photpho cao nên không thể ứng dụng các phương pháp xử lý thông thường.
Nếu như trước đây, người ta thường kết hợp xử lý kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí để nitrat và khử nitrat hóa để loại bỏ NH4 với mục đích loại bỏ Nito và Photpho. Sau một thời gian dài ứng dụng, những giải pháp này dần không hiệu quả và tốn kém diện tích xây dựng.
Thời gian gần đây, công nghệ SNAP được sử dụng rộng rãi hơn với sự kết hợp của hai hay nhiều nhóm VSV tự dưỡng Nitrosomonas và Anammox để xử lý nước thải thủy sản. Lợi thế của SNAP là tiết giảm diện tích, năng lượng với hiệu quả xử lý cao và tiết kiệm hơn.
Quy trình hoạt động của SNAP
Quá trình xử lý này chủ yếu là xử lý Nito kết hợp với Nitrat hóa và Anammox (oxy hóa amoni kỵ khí) với thiết bị phản ứng. Hệ thống này có sự tồn tại của vi khuẩn oxy hóa hiếu khí Amoni, oxy hóa nitrite và oxy hóa kỵ khí.
Vai trò của vi khuẩn Nitrosomonas rất quan trọng vì tích lũy nguồn Nitrite cung cấp cơ chất để vi khuẩn Anammox hoàn thành quy trình xử lý. Và khi hiệu suất tạo Nitrite càng cao thì hiệu suất xử lý nito của cả quá trình cũng tăng theo.
Nguồn thải sẽ được điều chỉnh lưu lượng bằng bơm cấp khí. Nước thải chảy vào ngăn lắng và thoát ra ngoài theo miệng ống đặt trên ngăn lắng. Mô hình công nghệ này có ứng dụng xơ dừa làm vật liệu sinh trưởng để tăng quần thể VSV xử lý nước thải.
Hiệu suất xử lý của SNAP
SNAP sử dụng xơ dừa mang lại hiệu suất xử lý cao so với các giá thể sợi nhựa tổng hợp. Lợi thế của xơ dừa là bề mặt tiếp xúc lớn nên khả năng giữ bùn tốt nên vi sinh không bị rửa trôi khỏi hệ thống. Trong khi đó, xơ dừa tạo được không gian bám dính bền và ổn định nên VSV sinh trưởng hiệu quả hơn. Quá trình xử lý này được chia thành 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: khối lượng riêng thấp, xơ dừa tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh với nước thải không bị tắc nghẽn. Hiệu suất xử lý của xơ dừa thường đạt từ 67 – 96%.
- Giai đoạn 2: với sợi nhựa tổng hợp cố định nên việc tiếp xúc giữa nước thải với vi sinh có phần hạn chế hơn. Thời điểm này, hiệu suất đạt khoảng 60 – 89%.
Với hàm lượng Nito dao động và biến thiên đối với nước thải đầu vào, amoni sẽ được loại bỏ trong giai đoạn chuyển hóa thành khí nito. Ở dạng Nitrite và Nitrat còn tồn tại một lượng ít amoni. Với những gì đã đạt được, quá trình này tiết kiệm chi phí vận hành so với công nghệ nitrate – khử nitrate truyền thống. SNAP không chỉ loại bỏ amoni mà còn tăng khả năng xử lý chất hữu cơ đến 90%.
Theo đó, nước thải được xử lý theo QCVN 11:2015/BTNMT với những vấn đề quan trọng như phân tích và kiểm tra quần thể vi khuẩn Nitrosomonas và Anammox để tăng cường xử lý nito trong nước có nồng độ cao.
Ứng dụng mô hình SNAP để xử lý nước thải thuộc da
Các cơ sở sản xuất thuộc da ở nước ta hoạt động mạnh tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng hơn. Tuy nhiên nước thải sau xử lý lại không đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT chứa nhiều chất ô nhiễm, nito, amoni, kim loại nặng. Trong đó, nito là thành phần khó xử lý nhất, nên người ta thường sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải vừa mang tính thân thiện với môi trường vừa tiết kiệm chi phí tối ưu.
Với công nghệ truyền thống sử dụng 2 giai đoạn như nitrat hóa và khử nitrat được sử dụng rộng rãi thì hướng đi mới lý tưởng hơn là người ta bắt đầu ứng dụng quá trình Anammox. Và mới đây, mô hình công nghệ SNAP mới có kết hợp cùng vi khuẩn Anammox với một phần nitrit hóa nhận được nhiều sự đánh giá hơn.
Hệ thống này được thiết kế và vận hành với nhiều ưu điểm vượt bậc rất lý tưởng để xử lý triệt để vấn đề nito trong nước thải.
Chi tiết về dịch vụ môi trường của Hợp Nhất xin truy cập website: hethongxulyuocthai.org để biết thêm!