Xử lý mùi từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trong các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, mùi hôi phát sinh từ nguyên liệu và quá trình chế biến không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Nếu không được xử lý đúng cách, mùi hôi có thể làm giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cư dân khu vực lân cận. Vì vậy, xử lý mùi là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Đây không chỉ là yêu cầu về môi trường mà còn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Xử lý mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
Xử lý mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Đặc trưng của mùi từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi rất đa dạng, tùy vào loại thức ăn cho gia súc, gia cầm hay thủy sản mà sẽ được sản xuất với nguyên liệu và quy trình khác nhau. Vì vậy, mức độ ô nhiễm và thành phần ô nhiễm tại mỗi nhà máy sản xuất cũng khác nhau. 

Chẳng hạn như có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phát sinh rất nhiều khí thải ô nhiễm bao gồm chất vô cơ (ammoniac, hydro sunfua,…), chất hữu cơ (thuốc BVTV, dung môi hữu cơ). Với những thành phần độc hại này, khi chúng tiếp xúc với cơ thể con người sẽ để lại nhiều nguy hiểm:

  • Amoniac (NH3): khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép làm bỏng niêm mạc, cổ họng, đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp, kích ứng họng, kích ứng mũi.
  • Hydro sunfua (H2S): khi nồng độ cao hơn 10 ppm thường gây kích ứng màng nhầy, kích ứng phổi, mất ý thức, ngừng thở và thậm chí tử vong.
  • Metan: mặc dù không độc hại nhưng nó thường gây ngạt thở, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, mất ý thức.

Ví dụ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại một nhà máy:

Nguyên liệu dạng bột > Bin nghiền > Hệ thống cân phối trộn > Máy phối trộn liệu > Sản phẩm dạng bột > Đóng bao > Lưu kho/Tiêu thụ

Nguyên liệu dạng hạt >  Máy lọc tạp chất > Nghiền, đập nhỏ > Bin nghiền > Hệ thống cân phối trộn > Máy phối trộn liệu > Sản phẩm dạng bột > Đóng bao > Lưu kho/Tiêu thụ

Đặc điểm chung của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi là phát sinh mùi từ công đoạn hấp và sấy khô nguyên liệu. Đặc biệt là quá trình sấy khô nguyên liệu, dòng khí thoát ra ở nhiệt độ rất cao và mang theo hơi nước, chất gây mùi vào không khí. 

dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

2. Các phương pháp xử lý mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tùy vào quy mô hoạt động và mức độ gây mùi tại mỗi nhà máy, quy trình công nghệ và phương pháp xử lý mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ được thiết kế khác nhau, dưới đây là một số phương pháp phổ biến. 

2.1. Sử dụng tháp hấp phụ bằng than hoạt tính

cách xử lý khí thải khử mùi bằng hệ thống lọc bằng than hoạt tính chủ yếu dùng cơ chế hấp thụ của than hoạt tính để xử lý khí thải trong quá trình sản xuất. Về mặt cấu tạo, than hoạt tính có cấu tạo xốp, nhiều lỗ rỗng nên có khả năng hấp phụ tốt các chất khí dạng mùi rất hiệu quả.

Hiện nay, người ta thiết kế ra máy đặc biệt nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo dòng khí phân bố đều. Trong giai đoạn tiền xử lý, người ta dùng lưới không gỉ với khả năng hấp phụ mạnh và lọc cao giữ lại nhiều tạp chất khác nhau.

Lớp khử mùi được lựa chọn là lớp than hoạt tính hiệu suất cao với diện tích bề mặt riêng lớn, cấu trúc vi mô, công suất cao nên tăng diện tích tiếp xúc giữa khí thải và than hoạt tính. Song song, chất ô nhiễm dung môi hữu cơ trong khí thải được hấp phụ và tách ra khỏi hỗn hợp khí.

Loại than hoạt tính được sử dụng là than hoạt tính tổ ong. Nó được dùng rộng rãi, đa dạng, hiệu quả, chi phí thấp và dễ xử lý khí thải công nghiệp. Than tổ ong này có khả năng hấp phụ lớn và tiêu thụ năng lượng thấp, hiệu suất vượt trội so với các loại than khác.

Tháp hấp phụ than hoạt tính
Tháp hấp phụ than hoạt tính

2.2. Sử dụng tháp hấp thụ (bằng dung dịch hấp thụ)

Tháp hấp thụ khí (Scrubber) là thiết bị sử dụng nguyên lý hấp thụ vật lý và/hoặc hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm khí ra khỏi dòng khí thải. Trong đó, dung dịch hấp thụ được đưa vào từ trên xuống (dạng mưa rơi), tiếp xúc ngược dòng với khí thải đi từ dưới lên, tạo ra quá trình trao đổi chất mạnh mẽ giữa pha khí và pha lỏng. Dung dịch hấp thụ sẽ hòa tan hoặc phản ứng hóa học với các thành phần gây mùi trong khí thải, từ đó loại bỏ chúng ra khỏi dòng khí.

Cơ chế hoạt động của tháp hấp thụ: 

  • Khí thải chứa mùi được quạt hút đưa vào tháp hấp thụ.
  • Trong tháp, khí thải đi ngược dòng với dung dịch hấp thụ từ trên xuống.
  • Các phân tử khí mùi được hòa tan hoặc phản ứng với dung dịch hấp thụ.
  • Sau quá trình tiếp xúc, khí sạch sẽ được xả ra ngoài qua ống khói; dung dịch hấp thụ chứa chất ô nhiễm sẽ được thu hồi, xử lý hoặc tái sử dụng tùy vào từng hệ thống.
Xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ
Xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ

2.3. Sử dụng thiết bị xử lý mùi trung tâm

Mùi hôi từ các khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi là nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiết bị này gồm 2 hệ thống: xử lý mùi bằng công nghệ enzym và công nghệ oxy hóa sâu. Được biết, 2 công nghệ để xử lý khí thải này khá mới, tiên tiến và được sử dụng phổ biến trên thế giới.

  • Đối với công nghệ enzym: nguyên liệu chính gồm 80 – 120 loại VSV có lợi được chọn lọc bằng công nghệ gene. Quần thể VSV này được đánh giá có khả năng xử lý môi trường nhanh và hiệu quả. Đối với mùi hôi từ thức ăn chăn nuôi, công nghệ enzym đạt hiệu quả tới 60 – 70% rất an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Đối với công nghệ oxy hóa sâu: thành phần chính là máy Ozone tạo ra khí O3 là tác nhân oxy hóa rất mạnh. Nhờ quá trình oxy hóa này mà chất tạo mùi trong không khí bị loại bỏ hoàn toàn. Hiệu quả khử mùi của ozone có thể đạt từ 70 – 80% với các nồng độ khác nhau.

Thiết bị này được nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng với nhiều công suất khác nhau. Thực tế cho thấy, thiết bị giảm đến 80% mùi hôi phát sinh. Với thiết kế đơn giản, dễ vận hành, thay thế phụ kiện với vốn đầu tư thấp kèm với hiệu quả nhanh chóng khiến nó ngày càng được ưa chuộng hơn.

2.4. Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, để giảm thiểu mùi tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, một số doanh nghiệp đã kết hợp thêm một số biện pháp khác như: 

  • Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào. Ví dụ đối với ngô phải có tiêu chuẩn về độ ẩm, khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm của chế độ bảo quản ngô sẽ được chuyển đến hầm nhập qua hệ thống sên tải và gầu tải đến các bồn chứa.
  • Những nguyên liệu phát sinh mùi cao như bột thịt xương, dầu cá, bột xương, bột xá,… được đựng trong bao bì kín.
  • Đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín, chỉ khu vực nạp liệu có bố trí công nhân trực tiếp đổ, vận chuyển nguyên liệu vào hầm nạp liệu còn lại các bộ phận sản xuất khác được tự động hóa, điều khiển bằng máy.

Trên đây là một số phương pháp xử lý mùi từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý mùi cho nhà máy sản xuất của mình, hãy kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn!