Ấn Độ là một trong những quốc gia có mức độ khan hiếm nước đặc biệt vì mật độ dân số cao nhất thế giới. Quốc gia này không chỉ thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và các nhu cầu hằng ngày mà còn không đủ nước cung cấp cho các ngành công nghiệp.
Các nhà máy xử lý nước thải ở Ấn Độ chưa đạt công suất
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước. Nhiều trường hợp xả nước thải ra ngoài môi trường không đạt yêu cầu và ngấm vào mạch nước ngầm kéo theo nhiều chất ô nhiễm. Trên thực tế các thị trấn và thành phố ở Ấn Độ vẫn chưa xây mới hệ thống xử lý nước thải.
Theo điều tra, ước tính lượng nước từ các thành phố loại I và II rất lớn, nhưng công suất xử lý từ các nhà máy chỉ xử lý khoảng 30% lượng nước phát sinh. Đối với nước thải công nghiệp thì mới chỉ có 60% nguồn nước được xử lý.
Ở Ấn Độ mới chỉ có khoảng 231/269 nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động tuy nhiên công suất cũng không đạt hiệu quả vì việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy và trạm xử lý nước thải hiện vẫn chưa hiệu quả. Trong đó chiếm 39% nhà máy xlnt vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thuộc quy định để xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Dự tính tương lai về các nguồn thải ở Ấn Độ
Ước tính các trung tâm đô thị ở Ấn Độ có thể vượt 120.000 m3/ngày đêm vào năm 2051 và ở khu vực nông thôn sẽ phát sinh khoảng 50.000 m3/ngày. Trong khi đó thì các quy trình xử lý nước thải thông thường rất tốn kém và đòi hỏi hoạt động bảo trì và cải tạo hệ thống xử lý nước thải phức tạp.
Việc loại bỏ, xử lý bùn bị bỏ qua nhiều giai đoạn vì thiết kế hệ thống xlnt không phù hợp, thường xuyên xảy ra sự cố mất điện và thiếu nguồn nhân lực quản lý, vận hành đúng kỹ thuật xây dựng. Trong nhiều trường hợp thì việc sử dụng khí sinh học từ các bể xử lý nước thải kỵ khí UASB (nước thải chăn nuôi bằng phương pháp kỵ khí ngược dòng) vẫn chưa phù hợp.
Một trong những vấn đề lớn về phương pháp xử lý nước thải nhưng vẫn chưa có công nghệ nào mang lại hiệu quả nên nhiều khu vực địa phương thường không quan tâm đến việc xlnt ô nhiễm. Người ta cũng nhận thấy rằng nhiều nhà máy xử lý nước thải không đúng tiêu chuẩn loại bỏ BOD nên nước sau xử lý không phù hợp với mục đích cung cấp cho việc sinh hoạt.
Mặc dù công suất của các nhà máy xlnt ở Ấn Độ đến nay đã tăng lên 2,5 lần nhưng chỉ mới xử lý có hiệu quả khoảng 10% lượng nước, phần còn lại được thải trực tiếp ra hệ sinh thái tự nhiên gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và nguồn nước ngầm.
Công nghệ màng sinh học MBR tại Ấn Độ
Hiện nay, người ta ta ứng dụng công nghệ màng sinh học MBR để xử lý nước thải. Đây là công nghệ mới có tác dụng loại bỏ hết chất hữu cơ, chất rắn, tạp chất trong nguồn thải. Bên cạnh đó, tại các thành phố loại I ở Ấn độ còn ứng dụng rất nhiều công nghệ khác, như:
- Xử lý bằng ao oxy hóa hoặc bùn hoạt tính chiếm 39,5%.
- Xử lý bằng công nghệ UASB chiếm 26% công suất lắp đặt.
- Xử lý bằng ao ổn định cũng được sử dụng trong nhiều nhà máy xlnt và chiếm 5,6% công suất. Và công nghệ này rất phù hợp với các nước đang phát triển vì chi phí xử lý nước thải hợp lý.
- Và công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các HTXLNT ở Ấn Độ là ozon. Chúng có khả năng oxy hóa để tẩy trắng, khử mùi, khử hoạt tính của vi rút, VSV có hại, oxy hóa chất hữu cơ và vô cơ. Điều kiện để công nghệ này hoạt động khi có sự xuất hiện của không khí và oxy.
- Ngoài ra người ta còn áp dụng nhiều phương pháp khác như bể tuyển nổi, bộ lọc kép, bộ lọc than hoạt tính, bể lắng thứ cấp,…
Để biết thêm về các cách xử lý nước thải, khí thải, nước cấp,…ở trong nước, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Hotline của Hợp Nhất hoặc truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để hiểu chi tiết hơn!