Vì sao phải xử lý nước thải y tế?

Nước thải y tế chứa nhiều thành phần chất độc hại, nồng độ ô nhiễm cao vì thế theo quy định thì tất cả các cơ sở, phòng khám, bệnh viện bắt buộc phải xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải! Làm sao để xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn?

Khó khăn thường gặp khi xử lý nước thải y tế?

  • Nguồn thải là vấn đề lớn nhất mà các cơ sở y tế, trạm y tế, phòng khám khi không có phương pháp xử lý nước thải y tế đạt yêu cầu làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
  • Nguồn thải quá lớn cần tìm đơn vị thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải phòng khám đạt chuẩn.
  • HTXLNT mà bạn đang sở hữu gặp quá nhiều sự cố, cản trở quá trình vận hành, tốn kém chi phí và không đảm bảo nước sau xử lý đạt chuẩn.
  • Và bạn cần xây mới hệ thống xlnt với chi phí hợp lý, ứng dụng công nghệ xử lý hiện đại, đảm bảo loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của môi trường.

Bạn gặp những vấn đề nào thì Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất luôn ưu tiên xử lý dứt điểm đến đó. Nắm bắt được thực trạng môi trường, dịch vụ xlnt trọn gói của Hợp Nhất khá đa dạng từ xây dựng, lắp đặt, thi công, nâng cấp cho đến vận hành, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chắc chắn sẽ mang đến nhiều tiện ích và hài lòng cho Khách hàng.

Vì sao phải xử lý nước thải y tế?
Vì sao phải xử lý nước thải y tế?

Ứng dụng hồ sinh học trong xử lý nước thải y tế

Khác với hệ thống công nghệ xlnt khác, hồ sinh học ổn định chủ yếu ứng dụng năng lượng tự nhiên dựa vào sự khuếch tán không khí và sự quang hợp nguồn oxy chính. Công nghệ này không tốn quá nhiều năng lượng trong quá trình vận hành hệ thống nên khá phù hợp với điều kiện môi trường. Mặc dù không gây ồn nhưng hệ thống này lại phát sinh nhiều mùi hôi nên đòi hỏi phải có diện tích xây dựng lớn.

Vi sinh vật sử dụng oxy từ tảo, rong rêu trong quá trình quang hợp sử dụng oxy từ không khí để oxy hóa hết chất hữu cơ, giúp tiêu thụ hết CO2, photphat, nitrat amon phát sinh từ phân hủy, oxy hóa chất hữu cơ. Do đó, cần điều chỉnh nồng độ pH, nhiệt độ tối ưu trong các hồ sinh học ổn định này.

Tùy theo quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh học ra làm nhiều hồ khác nhau như hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy tiện. Hồ sinh học thường ứng dụng để xử lý nước thải thủy sản, nước thải chăn nuôi, nước thải bệnh viện, phòng khám. Ngoài những chức năng này, hồ sinh học còn ứng dụng thêm nhiều mục đích như nuôi trồng thủy sản, tích trữ nguồn nước tưới tiêu, điều hòa dòng chảy hoặc giúp tạo cảnh quan.

Sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải bệnh viện không đòi hỏi tiêu tốn quá nhiều chi phí, quá trình bảo hành – vận hành đơn giản, không cần người quản lý – giám sát thường xuyên, có thể ứng dụng nhiều ao, hồ, khu vực trũng mà không cần cải tạo, xây dựng nhiều lần,…

Quy định về xử lý nước thải y tế

  • Mỗi bệnh viện, phòng khám, trạm y tế phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Hệ thống phải có chức năng tách riêng nước mưa và nước thải, phải có nắp đậy kín.
  • Những khu vực đã có hệ thống xử lý nước thải trước đó nhưng bị hỏng hóc hoặc không hoạt động bắt buộc phải duy tu và nâng cấp để đạt chuẩn môi trường hiện hành.
  • Các bệnh viện xây mới bắt buộc cũng phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải trong hạng mục xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công nghệ xlnt bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường phù hợp với điều kiện địa hình, kinh phí và chi phí vận hành hay bảo trì.
  • Thường xuyên định kỳ bảo trì, kiểm tra chất lượng nước thải hiện hành.
  • Những yêu cầu về HTXLNT bệnh viện: phải có quy trình xử lý nước thải y tế đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia; công suất phù hợp với lượng nước thải, bùn thải được xử lý như CTR.

Hãy liên hệ dịch vụ xử lý nước thải Hợp Nhất để được tư vấn và tìm hiểu các vấn đề liên quan. Trước khi tiến hành thiết kế HTXLNT chúng tôi sẽ khảo sát, đánh giá chi tiết lượng nước thực tế phát sinh, đồng thời sẽ tham khảo và tính toán chi tiết lượng nước tiêu thụ của từng bệnh viện theo tháng dựa trên hóa đơn tiền điện tiêu thụ.

Vì thế bạn hãy yên tâm và tin tưởng đối với chất lượng dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất nhé!