Khái niệm và vai trò của nền kinh tế sinh học

Kinh tế sinh học có giống với nền kinh tế tuần hoàn không? Vậy vai trò của nền kinh tế này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu toàn cầu thể hiện rõ ràng nhất khi khí nhà kính không ngừng gia tăng, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hàng loạt tác động tiêu cực đến an ninh lương thực, sức khỏe, di cư, mất đa dạng sinh học dẫn đến việc suy giảm năng suất cho các nước kém phát triển. Cùng Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

Kinh tế sinh học là gì?

Đó là quá trình sản xuất dựa trên nền kinh tế tri thức, nguồn tài nguyên sinh học, quy trình, phương pháp cải tiến. Hay nói cách khác, kinh tế sinh học gồm hoạt động sản xuất, bảo tồn tài nguyên sinh vật như tri thức, khoa học, công nghệ và đổi mới cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ đến các thành phần kinh tế nhằm hướng đến xây dựng nền kinh tế bền vững hơn.

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào thập kỷ đầu tiên của TK21 bắt nguồn từ Liên minh châu ÂU (EU) và tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ sinh học phát triển sản phẩm và thị trường mới.

Những chiến lược này bao gồm các lĩnh vực, hệ thống phụ thuộc vào tài nguyên sinh vật như động – thực vật, VSV, sinh khối hoặc chất thải hữu cơ. Mục đích cuối cùng hướng đến bảo vệ môi trường, tránh khai thác quá mức và tăng cường đa dạng sinh học.

Khái niệm và vai trò của nền kinh tế sinh học

Những đóng góp vào nền kinh tế chung

  • Giúp chấm dứt nạn nghèo đói và giảm xung đột bất bình đẳng.
  • Đáp ứng mục tiêu làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường, xây dựng thành phố bền vững cũng như nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong sản xuất đối với các vấn đề môi trường.
  • Là tiền đề quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế và cơ sở hạ tầng bền vững.
  • Giúp nhiều quốc gia hành động vì sức khỏe, biến đổi khí hậu theo hướng có lợi cho hệ sinh thái dưới nước và trên cạn.
  • Cung cấp nhiều giải pháp liên quan đến thách thức về khí hậu.
  • Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
  • Xây dựng chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm và thích ứng với những thay đổi về thời tiết, khí hậu khắc nghiệt.
  • Giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
  • Tạo ra việc làm xanh, duy trì năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.
  • Giúp nhiều quốc gia hành động vì sức khỏe, biến đổi khí hậu theo hướng có lợi cho hệ sinh thái dưới nước và trên cạn.

Vai trò của kinh tế sinh học

Kinh tế sinh học thúc đẩy nguyên tắc tuần hoàn – tái sử dụng, sửa chữa, tái chế. Thông qua tái sử dụng, tái chế với tổng lượng chất thải giảm bớt. Thông qua đó, nó cũng tiết kiệm năng lượng giảm thiểu ô nhiễm đất, không khí và nước. Do đó cần ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường, khí hậu và đa dạng sinh học.

Nền kinh tế này trong hệ thống thực phẩm bao gồm nông nghiệp, đánh bắt bền vững, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cùng các sản phẩm dựa trên sinh học và năng lượng sinh học. Những sản phẩm gồm nhựa sinh học, quần áo phân hủy sinh học. Giống như sinh khối, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học cải thiện việc cung cấp năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Từ những công nghệ đơn giản thì việc tái sử dụng chất thải làm tài nguyên trong sản xuất sản phẩm mới đến công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều vật liệu mới (như nhựa sinh học) vì nó có khả năng hạn chế các vấn đề về môi trường.

Khi việc khai thác nhiên liệu hóa thạch giải phóng nguồn cacbon lớn trong khí quyển góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Với nền kinh tế này sẽ tập trung vào việc thay thế nhiên liệu hóa thạch trong quá trình đốt cháy và sản xuất vật liệu bằng sinh khối tái tạo.

Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất!