Cách xử lý nước thải lò hơi đạt hiệu suất cao

Lò hơi là thiết bị rất phổ biến trong các nhà máy sản xuất, bên cạnh khí thải thì nước thải lò hơi cũng cần được thu gom và xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Dưới đây là một số cách xử lý nước thải lò hơi.

Cách xử lý nước thải lò hơi

1. Đặc điểm nước thải lò hơi

Nước thải từ lò hơi có các đặc tính sau:

  • Chứa các tạp chất vô cơ như ion Ca²⁺, Mg²⁺, Na⁺, Cl⁻, SO₄²⁻…;
  • Có thể có hóa chất xử lý nước cấp như phosphate, hóa chất chống cáu cặn, hóa chất khử oxy…;
  • Độ pH cao (kiềm) do sử dụng hóa chất;
  • Nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng đến môi trường xả thải.

2. Cách xử lý nước thải lò hơi

Dưới đây là một số cách xử lý nước thải lò hơi

  • Làm nguội nước thải: Do nước xả lò có nhiệt độ cao, cần làm nguội trước khi xử lý bằng các biện pháp như: Bể làm mát: Giúp nước giảm nhiệt độ tự nhiên trước khi xử lý hoặc thiết bị trao đổi nhiệt: Thu hồi nhiệt từ nước thải để tái sử dụng.
  • Điều chỉnh pH: Nước thải lò hơi thường có tính kiềm cao, cần trung hòa pH trước khi xả thải, có thể dùng axit (HCl, H₂SO₄) để hạ pH hoặc dùng CO₂ để giảm pH tự nhiên hơn.
  • Loại bỏ cặn và kim loại nặng: Keo tụ – tạo bông: Dùng phèn nhôm (Al₂(SO₄)₃), PAC hoặc polymer để kết tủa cặn và lọc cát, than hoạt tính: Giúp loại bỏ tạp chất và màu trong nước thải.
  • Xử lý hóa chất tồn dư: Nếu có phosphate, có thể dùng phương pháp kết tủa với muối sắt (FeCl₃) hoặc vôi (Ca(OH)₂). Hóa chất chống cáu cặn có thể bị hấp phụ bằng than hoạt tính hoặc phân hủy bằng oxy hóa.
  • Xử lý sinh học (nếu cần thiết): Nếu nước thải lò hơi có chứa dầu mỡ hoặc chất hữu cơ, có thể dùng bể sinh học như Aerotank hoặc MBBR để xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải

Cách giảm chi phí xử lý nước thải lò hơi

Lò hơi trong các nhà máy nhiệt điện thường có chất lượng và lưu lượng nước thay đổi liên tục. Và lựa chọn phương án thích hợp sẽ giúp tránh hiện tượng đóng cặn, ăn mòn và tắc nghẽn tốn kém chi phí xử lý. Chi phí này tăng lên đáng kể liên quan đến việc sửa chữa thiết bị, tiêu hao năng lượng và nguy cơ máy móc ngừng hoạt động rất cao.

  • Đối với chất lượng nước cấp: cần lựa chọn kỹ lưỡng nguồn nước, đặc biệt nó phụ thuộc nhiều áp suất chạy lò hơi. Áp suất thích hợp sẽ hạn chế phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm.
  • Nguồn nước cấp: lựa chọn nguồn nước thích hợp để giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành.
  • Tái sử dụng nước thải: hệ thống xử lý nước thải lò hơi có khả năng tái sử dụng giúp giảm thiểu chi phí lao động cần thiết và giảm chi phí vốn đầu tư đáng kể. Theo đó, nước thải cũng không cần giữ lại một số hóa chất độc hại như axit, xút.
  • Lựa chọn công nghệ xử lý: nhiều công nghệ mới được ứng dụng như UF, RO giúp giảm mức TDS để tạo ra giải pháp tiết kiệm chi phí hơn. Đối với dòng chảy cao, quá trình khử khoáng và khử ion cũng được xem xét cẩn thận, đối với nước cấp có hàm lượng chất rắn thấp có thể sử dụng phương pháp khử ion để giảm chi phí vận hành.

Công nghệ màng lọc RO

Hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải lò hơi

Hệ thống này được cấu tạo từ các công nghệ cần thiết để loại bỏ chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ. Trong đó đặc biệt là loại bỏ và xử lý nước thải kim loại nặng:

  • Sắt: hòa tan hoặc không hòa tan, chúng thường lắng đọng trên lò ống hơi, làm hỏng thiết bị và ảnh hưởng đến các quy trình sản xuất.
  • Đồng: lắng cặn trong tuabin áp suất cao làm giảm hiệu suất và thay thế thiết bị gây tốn kém.
  • Silica: thường tồn tại trong nồi hơi áp suất cao, silica thường đóng cặn rất cứng.
  • Magie: chúng dễ kết hợp với photphat, magie bám vào bên trong của lò hơi và hút nhiều cặn hơn.
  • Nhôm: tồn tại dưới dạng cáu cặn bên trong lò hơi và phản ứng với silica.
  • Khí hòa tan: phản ứng hóa học của các khí như oxy và cacbon dioxin gây ra sự ăn mòn nghiêm trọng trên các bộ phận lò hơi.

3. Hệ thống xử lý nước thải lò hơi hoạt động như thế nào?

Nước từ lò hơi được thu gom và vận chuyển đến hệ thống cần xử lý. Các bước xử lý nguồn thải diễn ra:

  • Bước 1: Thu gom và đưa nguồn nước đưa vào bể xử lý nước thải để loại bỏ hết chất rắn lơ lửng cùng nhiều chất bẩn khác.
  • Bước 2: Tiến hành quá trình đông tụ – kết tủa hóa học để tiến hành khuấy trộn, bổ sung hóa chất để khử hạt mịn trong nước thành hạt có khối lượng lớn lắng nhanh hơn. Chất đông tụ thường sử dụng rộng rãi nhất là từ phèn nhôm và polyal nhôm clorua. Tại đây cần điều chỉnh nồng độ pH để giúp đông tụ các hạt.
  • Bước 3: Loại bỏ cặn, độ đục và một số chất hữu cơ bằng phương pháp lọc, quá trình này giúp bảo vệ màng và nhựa trao đổi ion không bị bám bẩn trong quá trình tiền xử lý. Có rất nhiều màng lọc khác nhau với hiệu quả khá cao như RO, UF, NF,…
  • Bước 4: Làm mềm nước: người ta thường dùng nhựa mềm để khử độ cứng chứa bicacbonat, sunfat, clorua hoặc nitrat. Theo đó, nhựa tích điện (ion natri) nên đi qua độ cứng và phân giản phân tử natri vào nước.
  • Bước 5: Lọc RO và NF loại bỏ tạp chất có mùi hoặc gây tắc màng RO/NF. Cả 2 đều dùng áp lực cao qua màng bán thấm, giúp giữ lại tạp chất gây ô nhiễm (vi khuẩn, muối, chất hữu cơ, độ cứng) và chỉ cho phép nước sạch đi qua màng.
  • Bước 6: Quá trình khử khí hoặc khử dầu, đặc biệt khử khí cacbon dioxin và oxy vì chúng tạo thành oxit, gây rỉ sét.

4. Công ty xử lý nước thải lò hơi hiệu quả

Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải lò hơi, nước thải sản xuất công nghiệp. Đối với xử lý nước thải lò hơi, chúng tôi cam kết:

  • Xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm và loại bỏ nhiều tạp chất nguy hại ra ngoài.
  • Kiểm soát tốt các thành phần hóa học lò hơi.
  • Kiểm soát sự ăn mòn.
  • Giảm sự cố ngừng hoạt động.
  • Kéo dài tuổi thọ của thiết bị
  • Giảm chi phí xử lý vì tránh được việc thay thế/nâng cấp hệ thống gây tốn kém.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải lò hơi xin vui lòng liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 của công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí nhé!