Sông Dương Tử được ví như một tuyệt tác của thiên nhiên, trở thành con sông dài thứ 3 trên thế giới và dài nhất ở Trung Quốc. Ngoài cái tên Dương Tử, nó còn có cách gọi khác là sông Trường Giang.
Dòng sông này chảy từ thượng nguồn cao nguyên Tây Tạng đến khu vực Thượng Hải và đổ ra biển. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sông Dương Tử đang gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề mà nguyên nhân xuất phát từ việc nạo vét, khai thác, xây đập, gây ô nhiễm trong thời gian dài.
Những điềm gở của sông Dương Tử
Một người hoạt động môi trường vừa công bố nhiều thông tin liên quan đến việc sông Dương Tử đang trên đà “thoái hóa” bắt đầu với chuỗi ngày ô nhiễm triền miên.
Không chỉ phát hiện tình trạng khai thác cát, đánh bắt cá trái phép, ông cũng phát hiện dọc con sông bị “độc hại” bởi khu công nghiệp dọc đó. Mùi thuốc trừ sâu nồng nặc trong không khí, nước màu vàng đục cho thấy Dương Tử bắt đầu với những dấu hiệu bất ngờ.
Sông Dương Tử được mệnh danh khu vực trọng điểm phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Thế nhưng ½ điểm nóng về ô nhiễm lại xuất hiện ở đây. Tín hiệu xấu mà nhiều người nhận thấy rõ nhất khi số lượng cá trên thượng nguồn sông giảm đáng kể.
Đồng thời, mực nước trung bình của sông cũng đang giảm nhanh bất thường. Lượng nước giảm trung bình hằng năm dao động từ 2 – 5cm.
Trong lịch sử, cụ thể năm 1980, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm xuất hiện nhiều nhà máy hóa chất, phân bón và giấy. Các yếu tố gây ô nhiễm lại không được kiểm soát khiến nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mất cân bằng hệ sinh thái ở sông Dương Tử bắt đầu thay đổi rõ rệt.

Mực nước sông Dương Tử giảm dần!
Nước sông giảm và những hiểm họa từ BĐKH
Mặc dù giảm tối thiểu 2cm nhưng con số này cũng “đủ” để gây ra những tác động to lớn đến môi trường, kinh tế. Biến đổi khí hậu khiến mực nước giảm hoặc chịu tác động từ các hoạt động của con người như xây đập, thay đổi cảnh quang. Trong đó, các hoạt động phát triển công nghiệp cũng là vấn đề khiến hàng nghìn hồ nước bị vùi lấp.
BĐKH gây ra hệ quả nghiêm trọng với khí hậu bất thường, nắng nóng triền miên cũng khiến lượng nước đổ vào sông Dương Tử giảm dần. Mực nước ấm hơn cũng khiến nước sông giảm, lũ lụt cũng vì thế phức tạp hơn. Lượng nước giảm vì khi hạn hán, nước sông bốc hơi trong điều kiện nhiệt độ cao.
Khi mực nước giảm bất thường, môi trường cũng chịu tác động không hề nhỏ. Bởi vì điều này có thể làm tăng nồng độ chất ô nhiễm, gây hại đến đời sống của nhiều loài thủy sinh khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.
Giải pháp khắc phục
Việc xây dựng đập thủy điện để điều tiết nguồn nước về cơ bản làm phá vỡ các chu trình tự nhiên. Những loài cá, thực vật cũng nhạy cảm hơn đối với việc thay đổi nhiệt độ, mực nước.
Trước đó, Trung Quốc đã xây dựng hàng nghìn con đập, kênh rạch để kìm hãm sông Hoàn Hà vì tần suất lũ lụt lớn đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Cũng vì thế mà sông Dương Tử cũng xây dựng nên con đập lớn nhất thế giới với tên gọi đập Tam Hiệp.
Thế nhưng bên cạnh việc điều phối nguồn nước hay xả thải đảm bảo vùng hạ lưu không bị tràn nhưng đập Tam Hiệp lại quay sang gây ra nhiều áp lực mới như gây ra nhiều trận lũ khủng khiếp, khiến nhiều khu dân cư ngập, ứ đọng nước thải.
Luật sông Dương Tử ra đời
Đứng trước nguy cơ suy thoái và khai thác quá mức trên sông Dương Tử. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu ban hành Luật mới với tên gọi “Luật sông Dương Tử”. Vậy Luật này có những quy định nào?
- Không cho phép xây dựng các nhà máy hóa chất trong phạm vi 1km từ con sông đến hệ thống chứa chất thải. Nếu vi phạm sẽ chịu phạt khoảng 17 tỷ đồng.
- Cấm việc xây dựng nhà máy gây ô nhiễm thượng nguồn và trung lưu của sông.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên, hạn chế ô nhiễm và bảo vệ cơ chế của lưu vực con sông.
Trung Quốc sẽ điều tra, buộc các công ty gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. So với những luật trước, các vấn đề môi trường liên quan đến tình trạng ô nhiễm trên sông Dương Tử sẽ được xử lý hiệu quả hơn.
Truy cập congtyxulynuocthai.vn để biết thêm nhiều tin tức môi trường!