Đồng Nai phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường

Đồng Nai là tỉnh được biết đến có thế mạnh lớn về để phát triển kinh tế công nghiệp, thu hút nguồn FDI lớn  nhất cả nước và còn nhiều lợi thế khác. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là năm 2020, Đồng Nai đang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.

Đồng Nai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu môi trường

3 chỉ tiêu môi trường hướng tới của Đồng Nai

Giai đoạn năm 2020, Đồng Nai đang tiếp tục duy trì và phấn đấu tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường. Mục tiêu này bao gồm 3 hướng đi mới

  • Thứ nhất phải đạt 100% trong việc thu gom, xử lý chất thải y tế, CTNH, chất thải công nghiệp không nguy hại, CTR sinh hoạt (xử lý bằng hình thức chôn lấp).
  • Thứ hai các khu công nghiệp phải có thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh các HTXLNT tập trung đạt chuẩn môi trường. Trong đó các KCN hướng đến việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động đạt 100%.
  • Thứ 3 phải thực hiện nhiệm vụ đảm bảo độ che phủ cây xanh và độ che phủ rừng, phải giữ gìn độ che phủ cây xanh 52% với tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,76%.
Đồng Nai phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường
Đồng Nai phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường

Sở TNMT tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành các chỉ tiêu nêu trên. Bên cạnh đó, Đồng Nai tiếp tục giảm tỷ lệ rác thải sinh hoạt bằng việc thu gom và xử lý bằng phương pháp chôn lấp dưới 15%. Đã có 31 KCN trên địa bàn đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nỗ lực xử lý nước thải tại Đồng Nai

Đồng Nai hiện đang triển khai 12 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại 2 thành phố Biên Hòa và Long Khánh. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát và giám sát việc xây dựng và vận hành HTXLNT. Tăng cường và đẩy mạnh việc kiểm tra các hoạt động thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Dự kiến Đồng Nai sẽ chi khoảng 313 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư xây dựng cho việc xử lý nước thải và cơ sở hạ tầng thoát nước trên địa bàn tỉnh. Tại các vùng nông thôn khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, tận dụng những loại rác có thể tái chế hoặc ứng dụng công nghệ xử lý khí thải lò đốt rác để làm phân bón cho cây trồng.

Đặc biệt, Đồng Nai là khu vực ứng dụng đầu tiên việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động phục vụ tối đa trong suốt quá trình theo dõi và giám sát chất lượng môi trường. Hoạt động này được tỉnh duy trì và phát triển, nhất là tại các cơ sở sản xuất, khu dân cư, các lưu vực sông, khu vực nuôi trồng thủy sản có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Năm 2020 là thời gian quyết định để Đồng Nai thực hiện và hoàn thiện tất cả các vấn đề trên. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương nhanh chóng triển khai các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Ứng dụng các mô hình xử lý nước thải rỉ rác tại các điểm phát sinh chất thải lớn.

Đồng Nai hướng đến phát triển dịch vụ tiêu dùng “xanh”

UBND tỉnh Đồng Nai khuyến khích các doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm theo hướng “xanh”. Đảm bảo cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm tiêu dùng có giá trị và thân thiện với môi trường. Với sự đa dạng và chủng loại hàng hóa, đặc biệt đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng và nguồn gốc sẽ góp phần thu hút người tiêu dùng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Nhiều doanh nghiệp đang tập trung ứng dụng dây chuyền, thiết bị sản xuất đóng gói hiện đại, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng các tiêu dùng xanh, sạch nhưng rất khó vì chi phí sản xuất cao về nguồn nguyên liệu. Vì thế cần có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích để các doanh nghiệp tập trung phát triển các mô hình sản xuất thân thiện và có lợi đối với người tiêu dùng.

Chẳng hạn Công ty CP Bibica chú trọng mô hình sản xuất, đóng gói theo xu hướng sản xuất sạch, an toàn bằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Công ty này đang hướng đến việc thay thế các bao bì nylon bằng các loại bao bì thân thiện và có khả năng phân hủy cao hơn. Hơn nữa công ty còn triển khai thực hiện nhiều chương trình đổi bao bì lấy sữa về xử lý và tái chế. Hoạt động này vừa giúp góp phần bảo vệ môi trường vừa tăng thêm lợi ích cho khách hàng.

Hoặc trường hợp Công ty CP Lothamilk (Tp. Biên Hòa) không chỉ có dây chuyền sản xuất đạt chuẩn mà còn đáp ứng tối đa các yêu cầu khắt khe về hàm lượng vi sinh hoặc sử dụng nhiều loại bao bì thân thiện với môi trường hơn.

Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!