Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Hiện nay việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi nhờ hiệu quả xử lý tốt các nguồn thải. Vậy phương pháp này là gì, có ưu, nhược điểm như thế nào?

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
XLNT bằng phương pháp sinh học

1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Bản chất của công nghệ xử lý nước thải này thực chất dựa vào cơ chế hoạt động và phát triển của hệ vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học hoặc chất vô cơ như H2S, Nito, Photpho,… Khi đó, chúng sẽ sử dụng trực tiếp nguồn chất hữu cơ có sẵn và các khoáng chất trong nước thải làm thức ăn để tăng sinh khối và tổng hợp tế bào mới. Nếu sự phát triển của VSV càng tốt thì quá trình xử lý nước thải ô nhiễm diễn ra càng thuận lợi.

  • Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí nhân tạo

+ Bể UASB

+ Lọc sinh học kỵ khí

+ Kỵ khí tiếp xúc

  • Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí tự nhiên

+ Ao hồ kỵ khí

+ Ao hồ hiếu – kỵ khí

Phương pháp xử lý hiếu khí với vi sinh vật hiếu khí hoạt động khi được cung cấp nguồn oxy liên tục

  • Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo

+ Bể Aerotank

+ Lọc sinh học

+ Đĩa quay sinh học

+ Mương oxy hóa

  • Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí tự nhiên

+ Ao hồ sinh học hiếu khí

+ Cánh đồng tưới và bãi lọc

Xử lý hiếu khí nhân tạo: bể aerotank
Phương pháp xử lý hiếu khí nhân tạo: Bể aerotank

2. Ưu nhược điểm khi XLNT bằng phương pháp sinh học

Hiện nay, nước thải phát sinh từ khá nhiều nguồn khác nhau và có số lượng và khối lượng lớn thải trực tiếp ra môi trường dưới mọi hình thức. Từ nước thải bệnh viện, y tế, nước thải công nghiệp, sinh hoạt cho đến nước thải sản xuất, chế biến thực phẩm nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ làm biến đổi bộ mặt của môi trường.

Khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì hệ thống sẽ đạt hiệu quả ở các vấn đề sau:

  • Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học mang đến hiệu quả vượt trội so với các phương pháp xử lý khác vừa mang lợi ích kinh tế vừa có ý nghĩa to lớn đối với sự thay đổi của môi trường.
  • Dòng thải được xử lý theo chu trình tuần hoàn tự nhiên, việc xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học sẵn có nhờ vậy chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành nguồn thải sạch và đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo nguồn thải sau xử lý không bị biến đổi nhiều về thành phần và tính chất đặc trưng.
  • Thân thiện với công tác vận hành khi không cần quá nhiều sự can thiệp trực tiếp của con người.
  • Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp sinh học vừa có khả năng khử hoàn toàn kim loại nặng vừa loại bỏ hết chất ô nhiễm trong nguồn nước.
Ưu điểm khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Ưu điểm khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

2.1. Ưu điểm của phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có các ưu điểm như:

  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm đến 90%;
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành;
  • Cơ chế vận hành ổn định và đơn giản;
  • Hạn chế sử dụng hóa chất xử lý;
  • Hệ thống được thiết kế phù hợp với mọi loại hình sản xuất;
  • An toàn và thân thiện với trường.

2.2. Nhược điểm của phương pháp sinh học

Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Còn tồn tại nhiều vi khuẩn, vi rút hay tảo mang mầm bệnh nguy hiểm
  • Không thể phân hủy chất hữu cơ dễ bay hơi chứa Clo
  • Nồng độ ô nhiễm cao cần hệ thống xử lý có diện tích lớn

Một số lĩnh vực có thể ứng dụng XLNT bằng phương pháp sinh học:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt;
  • Xử lý nước thải bệnh viện;
  • Xử lý nước thải chăn nuôi;
  • Xử lý nước thải thủy sản;
  • Xử lý nước thải dầu mỡ;
  • Và các ngành nghề khác.

Với những thông tin của phương pháp sinh học xử lý nước thải nêu trên, hy vọng bạn đọc có thêm nguồn tham khảo bổ ích và sẽ lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp với nguồn thải của cơ sở/nhà máy mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất để được tư vấn thêm thông tin. 

Bộ phận Marketing & Truyền thông