Cách lựa chọn công nghệ cho hệ thống xlnt?

Hệ thống xử lý nước thải diễn ra trong quy trình khép kín, là sự phối hợp giữa các đơn vị, công trình xử lý có tác dụng loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm đáng kể. Tuy nhiên, mỗi hệ thống sẽ được ứng dụng và lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm tăng hiệu suất xử lý, đặc biệt là những nguồn thải có nồng độ ô nhiễm cao. Dưới đây là một số gợi ý về cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho từng hệ thống.

Cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

1. Cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp

Nước thải là nguồn tác động chính làm biến đổi chất lượng môi trường. Do đó mà nước thải được phân thành nước thải sinh hoạt, công nghiệp hay nước thải trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi loại nước thải có đặc tính, thành phần ô nhiễm khác nhau.

Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sẽ căn cứ vào các yếu tố như sau:

  • Loại nước thải, nguồn phát sinh;
  • Tính chất, thành phần ô nhiễm trong nước thải;
  • Yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (cột A hay cột B), mục đích tái sử dụng.
  • Diện tích xây dựng hệ thống, kiểu xây dựng;
  • Tổng chi phí đầu tư cho hệ thống;
  • Và các yếu tố khác.

Các tiêu chí quan trọng để lựa chọn công nghệ xử lý:

  • Công nghệ xử lý phải đảm bảo làm sạch nguồn nước và khả năng tự làm sạch nguồn tiếp nhận.
  • Đối với những dự án nằm trên khu vực có diện tích hạn hẹp thì cần ưu tiên lựa chọn công nghệ nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
  • Công nghệ phải dễ dàng quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực và điều kiện quản lý tại từng khu vực, địa phương nhất định.
  • Công nghệ phải phù hợp với đặc điểm khí hậu, điều kiện địa hình, thời tiết, chế độ thủy văn và nhất là khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
  • Cần ưu tiên lựa chọn công nghệ an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Chú trọng sử dụng công nghệ có khả năng mở rộng về công suất, cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.
  • Cần tính toán đến mức độ phát sinh cùng chức năng xử lý bùn cặn.
  • Công nghệ phải tiết kiệm năng lượng, có thể tái sử dụng nước thải và bùn thải sau xử lý.
Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải

Việc lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ giúp xử lý tốt nguồn ô nhiễm và tiết kiệm chi phí vận hành. Dưới đây là gợi ý công nghệ xử lý một số loại nước thải đặc trưng.

1.1. Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt xuất phát từ hoạt động ăn uống, vệ sinh, tắm giặt của con người. Vì vậy, đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, vi rus, vi khẩn. Công nghệ xử lý nước thải điển hình là: Công nghệ AO, công nghệ AAO.

Đối với nhiệm vụ xử lý nước thải sinh hoạt, nhiều đơn vị thường ứng dụng công nghệ Jokasou (Nhật Bản), sinh học, bể tự hoại,… Đặc điểm của những công nghệ này thường có kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt, dễ sửa chữa và bảo trì – bảo dưỡng hệ thống. Ngoài ra nước thải sinh hoạt thường chứa nồng độ ô nhiễm và tải trọng nước thải ô nhiễm thấp. Ngoài ra cũng có thể lắp đặt các module, bồn xử lý nước thải với công suất theo yêu cầu. 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải resort

1.2. Đối với nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp chứa nồng độ chất ô nhiễm phức tạp như chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vô cơ, BOD, COD, nito, photpho hay hàm lượng kim loại nặng nguy hiểm khác. Vì thế, khi xử lý nước thải kim loại nặng, người ta cần kết hợp nhiều công nghệ xử lý khác nhau để khử hết các ion kim loại nguy hiểm.

Đối với xử lý nước thải khu công nghiệp, người ta sẽ ứng dụng công nghệ sinh học bao gồm MBBR, MBR, SBR, hệ thống lọc nhỏ giọt, sinh học dính bám lơ lửng, ao/hồ sinh học. Đa phần công nghệ này cần diện tích xây dựng hệ thống, nguồn vốn đầu tư lớn cũng như đòi hỏi quy trình xử lý hiện đại đảm bảo nguồn nước sau xử lý phải đạt chuẩn của Bộ TNMT.

Nước thải công nghiệp rất đa dạng về nguồn gốc, tính chất
Nước thải công nghiệp rất đa dạng về nguồn gốc, tính chất

Đối với nước thải nông nghiệp, chẳng hạn như xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu thì cách loại bỏ các chất độc hại đòi hỏi cần công nghệ xử lý ưu việt và thân thiện với môi trường. Các công nghệ điển hình như công nghệ Fenton hóa, ozone hóa hay công nghệ vi sinh.

Bằng những công nghệ này mà hàng loạt phản ứng sinh hóa, hiện tượng phân hủy sinh học giúp loại bỏ hết những chất độc hại nguy hiểm, đảm bảo mang lại nguồn nước an toàn và thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của một nhà máy dệt nhuộm, công suất 2.200 m3/ngày.

Sơ  đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

1.3. Đối với nước thải y tế

Nước thải y tế xếp vào loại nước thải gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao do tính chất phức tạo, sư nguy hiểm từ các thành phần có trong nước thải. Trong nước thải chứa nhiều virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, máu, mủ, dịch, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, dư lượng thuốc kháng sinh, v.v…từ quá trình điều trị bệnh. Công nghệ xử lý nước thải y tế là AAO kết hợp với MBR hoặc công nghệ AAO kết hợp với MBBR.

Trên đây là một số gợi ý về cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, hy vọng là nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại nước thải mà các đơn vị xử lý sẽ quyết định áp dụng và chọn công nghệ phù hợp.

Nếu bạn cần đơn vị tư vấn cho nguồn thải của mình thì hãy gọi ngay Hotline của Công ty xử lý nước thải theo số 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

2. Tài liệu tham khảo

Tài liệu Bộ phận Công nghệ – Phòng Kỹ thuật Công trình – Công ty Môi trường Hợp Nhất

Tổng hợp